Chia sẻ bài viết
Đợt trước rộ lên cái trào lưu flexing kiểu kiểu “Mình đã trở thành manager ở tuổi 22 như thế nào”
Nhưng với nhà tuyển dụng, nếu để những chức danh đó làm loá mắt, chúng ta sẽ rơi phải bẫy halo effect (hiệu ứng hào quang), dẫn đến dán nhãn “cấp cao” = “cao cấp”.
Tuy nhiên từ kinh nghiệm của mình thì không phải lúc nào hai từ này cũng đi cùng nhau. Ở nhiều công ty thì việc bổ nhiệm quản lý sẽ như thế này:
1. Làm lâu năm => lên quản lý 2. Làm ra kết quả tốt => lên quản lý 3. Thân sếp => lên quản lý …
Từ phương diện người lao động, nhiều người trong chúng ta cũng stress khi đi làm 5-7-10 năm mà vẫn là chuyên viên, thế là nhắm mắt đưa chân lên làm quản lý cho bằng bạn bằng bè trong khi chúng ta không hợp hoặc chưa đủ năng lực quản lý.
Vậy thì nhân sự cao cấp thực sự là như thế nào? Chúng ta có 4 chữ P để định nghĩa nhân sự cao cấp:
NHÂN SỰ CẤP CAO CHƯA CHẮC ĐÃ LÀ NHÂN SỰ CAO CẤP 👍🏻
Khi lên mạng, các bạn rất dễ ngưỡng mộ hoặc thấy tự áp lực trước một ai đó (trông có vẻ) thành công, đặc biệt là khi người ta có chức danh khủng so với độ tuổi.
Perfective: Hướng đến sự hoàn hảo Người cao cấp thường khó tính, tiêu chuẩn cao. Họ coi chất lượng công việc mà mình tạo ra chính là thể diện, tự trọng của họ nên họ không chấp nhận sự tạm bợ, nửa vời.
Progressive: Liên tục tiến lên Họ không tự thoả mãn, không dừng lại, liên tục học hỏi, tiến bộ, mở rộng, đào sâu. Persistent: Kiên định Phải rồi, làm gì có ai đẽo cày giữa đường mà thành công được
Positive: Tích cực Họ xem thất bại như một cơ hội học hỏi. Có khả năng tự vượt qua tổn thương, không đắm đuối vào sự đau khổ. Ai cũng muốn ở cạnh người tích cực.
Mức độ 4P mới quyết định sự cao cấp của bạn, không phải chức danh.
Comments (1)
Bạn nghĩ gì về chủ đề này? Chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới!